Cushman
& Wakefield vừa xếp Việt Nam ở vị trí đầu bảng khi tính chỉ số phát
triển của các quốc gia mới nổi năm 2015 trong lĩnh vực sản xuất (Growth
Index).
Xếp sau Việt Nam trong bảng xếp hạng này là Tunisia, Bulgaria,
Lithuania, Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE)... Chỉ số Growth
Index được đánh giá qua việc so sánh các yếu tố: giá lao động, chi phí,
các điều kiện sản xuất và rủi ro của từng thị trường.
Tổng giám đốc Cushman & Wakefield Việt Nam, Alex Crane cho biết:
“Bảng xếp hạng thể hiện rõ lợi thế của Việt Nam xét trên phương diện chi
phí cạnh tranh". Nền kinh tế bắt đầu được hưởng lợi từ việc chi phí sản
xuất tại Trung Quốc ngày càng tăng. Vốn đầu tư nước ngoài cho ngành sản
xuất và chế biến tại Việt Nam tăng gấp đôi kể từ năm 2012 đến 2014, đạt
11 tỷ USD, tương đương 71% tổng số vốn FDI đăng ký.
Theo ông Alex Crane, trong tương lai, Hiệp định Đối tác Kinh tế chiến
lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) được kỳ vọng sẽ làm tăng tính cạnh
tranh khi các loại thuế được giảm, các tiêu chuẩn giúp cải thiện việc
đánh giá chuỗi cung ứng. Điều này tạo ra khuôn khổ tốt hơn cho việc sở
hữu trí tuệ và nguồn nhân lực, làm tăng sức hấp dẫn cho Việt Nam.
Theo Cushman & Wakefield, hiện nay chi phí hoạt động toàn cầu tăng
đã khiến các công ty sản xuất lớn xem xét việc dịch chuyển cơ sở. Trung
Quốc vẫn dẫn đầu thế giới về sản lượng sản xuất với quy mô sản xuất trực
tiếp lớn nhưng chi phí lao động tại đây đang tăng cao. Điều này khiến
một số tập đoàn sản xuất phải thay đổi chiến lược sản xuất kinh doanh.
Đây chính là cơ hội cho các nước trong khu vực châu Á Thái Bình Dương
như Việt Nam và các quốc gia mới nổi khác giành lấy xu hướng thay đổi
thị thường sản xuất đang diễn ra khá mạnh mẽ.
Hà Thanh - Vnexpress.net
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét